Cách làm bánh da lợn thơm dai mịn

Tuy tên là Bánh Da Lợn, không gọi Bánh Da Heo (theo phương ngữ miền trung và miền nam), nhưng đây là một món ăn đặc trưng, phổ biến ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đây là món đặc sản của nhiều tỉnh, thường dùng trong dịp lễ, cúng chay cũng như ăn vặt. Mỗi nhà, mỗi tỉnh thường có một cách làm bánh riêng hơi khác nhau, nhưng về cơ bản, bánh da lợn phải có độ mịn, dai, thơm thơm mùi dứa.
Nguyên liệu làm bánh da lợn:
Phần vỏ:

  • Phần nhân:Bột năng: 300gr
  • Bột gạo: 50gr
  • Đường cát: 100gr
  • Lá dứa: 1 bó
  • Va ni: 1 ống

Nếu cần xanh bắt mắt thì thêm giọt màu thực phẩm xanh lá nhé!

  • Bột năng: 100gr
  • Bột nếp: 30gr
  • Đậu xanh cà vỏ: 200g – ngâm qua đêm (nhân này màu vàng, muốn làm màu trắng thì làm bằng đậu trắng)
  • Đường: 100gr
  • Muối: 1/3 muỗng cafe

Làm nước cốt dừa:

  • Dừa nạo: 300gr

Cách làm:

Công thức làm bánh da lợn này có 4 công đoạn chính:

1/ Làm nước cốt dừa và nước dảo dừa.

Nước cốt dừa là thứ không thể thiếu trong rất nhiều món ăn Việt Nam, đặc biệt là các món bánh, chè của Nam bộ. Có nhiều cách làm để lấy nước cốt từ dừa, nói chung rất đơn giản, trừ khi người ta cố tình làm cho nó phức tạp lên.

nuoc-cot-dua-83b64

Nguyên liệu để làm nước cốt dừa:

  • Dừa già (dừa khô vỏ)
  • Nước nóng

Dừa ở đây có thể là dừa nạo sẵn, nhưng nếu không an tâm về chất lượng dừa nạo sẵn, bạn có thể mua dừa về, tự nạo.

Nếu có máy xay sinh tố thì đơn giản hơn, bạn nạy dừa ra khỏi vỏ rồi chặt ra từng miếng nhỏ, sau đó bỏ vào máy xay, xay nhỏ.

Dừa ngâm vào một ít nước nóng trong 5 phút cho dễ vắt.

Sau đó vớt dừa lên bỏ vào một miếng vải sạch, túm lại một đầu rồi bóp vắt mạnh cho ra nước cốt.

Sau khi làm nước cốt dừa, với phần bã dừa còn lại, thì bạn có thể làm tiếp loại nước cốt dừa loãng hơn, mà ta hay gọi là nước dảo (hay dão gì đó) dừa. Bằng cách nhúng tiếp vào nước sôi và vắt tiếp. Nước dão dừa thường pha với đường, đá thành sữa dừa.

Nước đầu thì đậm đặc hơn nước sau. Tùy theo yêu cầu của món ăn mà bạn chọn nước cho phù hợp.

Phần bã dừa còn lại, bạn có thể ướp đường rồi nướng lên hoặc sấy khô để làm dừa khô ăn cũng ngon.

2/ Làm bột bánh (lớp màu xanh):

cach-lam-banh-da-lon-21

– Lá dứa rửa sạch cắt ngắn rồi giã cho nát, sau đó đổ 1,5 bát con (chén) nước vào, nhồi cho ra nước. Chế nước dão dừa vào đó, khuấy đều.

– Bỏ hết bã lá dứa ra ngoài, rồi dùng rây lược kĩ. Sau đó cho đường vào khuấy tan. Cho thêm 1 ống va ni tạo mùi thơm.

– Rồi đổ hỗn hợp trên vào chung với phần bột năng, bột gạo đã chuẩn bị. Vừa đổ vừa khuấy cho đều, cho kỹ, đổ đến khi nào bột khuấy lên nghe HƠI HƠI sệt, mềm mại, hơi lõng bõng, thì thôi, đừng có để khô hoặc quá loãng. Nếu mà khô quá thì đổ thêm nước lọc vào khuấy tiếp.

3/ Làm phần nhân bánh (lớp màu vàng):

– Đậu xanh cà sau khi ngâm qua đêm, thì đãi cho sạch vỏ, sau đó cho vào nồi đổ nước xâm xấp mặt, bỏ thêm chút muối, rồi bắc lên bếp hoặc hoặc cho vào nồi cơm điện nấu cho chín. Đậu chín xới tơi rồi dùng chày giã cho nát nhuyễn.

xay-dau-xanh

– Cho phần bột năng, bột nếp và nước cốt dừa vào trong chỗ đậu xanh này, Quấy đều, lược qua rây cho mịn.

4/ Hấp bánh:

– Chuẩn bị khuôn hấp (1 khuôn to hoặc nhiều khuôn nhỏ tùy bạn, có thể dùng khuôn bánh flan). Trét một lớp dầu ăn vào khuôn (để dễ lấy bánh ra sau khi hấp).

– Cố định khuôn trong xửng hấp, sau đó thì bắt đầu rưới 1 lớp hỗn hợp bột bánh lên, lớp này dày khoảng 3mm (càng mỏng càng mềm dễ ăn, nhưng mà càng cực vì phải làm nhiều lớp).

– Hấp cho tới khi thấy được được, bột gần chín (khoảng 5 – 7 phút tùy), thì nhỏ thử một tí hỗn hợp nhân đậu xanh lên lớp bột bánh, nếu như không bị lẫn vào lớp màu xanh là ok. Ta bắt đầu trét tiếp lớp bột nhân đậu xanh lên, độ dày cũng tương tự lớp bột bánh.

– Tiếp tục khi bột đậu xanh gần chín thì rưới tiếp lớp bột bánh vào…cứ thế cho đến khi nào gần hết bột, thì kết thúc bằng một lớp bột bánh ở trên cùng.

– Đợi bánh nguội thì lấy ra cẩn thận.

– Cắt bánh bằng sợi chỉ, KHÔNG CẮT BẰNG DAO.

banh-da-lon-1

– Chúc cả nhà ngon miệng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *